1. Hệ thống lọc thô
Hệ thống lọc thô được cấu tạo từ các cột lọc composite hoặc inox chứa các vật liệu lọc nước chuyên dụng gồm: sỏi lọc nước, cát thạch anh, mangan, birm, than hoạt tính, hạt nhựa trao đổi ion…Tác dụng lọc cặn, loại bỏ kim loại nặng, các tạp chất hữu cơ hòa tan, các chất độc hại, làm mềm nước. Tùy vào chất lượng nguồn nước đầu vào mà hệ thống lọc thô sẽ được sử dụng các loại vật liệu lọc thích hợp để đảm bảo chất lượng nước sau khi xử lý.
2. Hệ thống lõi lọc tinh
Thường gồm các cốc lọc hoặc phin lọc inox chứa các lõi lọc PP 5 micron. Với chức năng chính là lọc cặn, loại bỏ các cặn bẩn có kích thước lớn hơn 5 micron có trong nước trước khi cấp qua màng RO.
3. Màng lọc RO – Màng lọc UF – Thiết bị EDI
Tùy thuộc vào ứng dụng và tiêu chuẩn chất lượng nước sau lọc mà chọn loại màng lọc phù hợp. Thường sử dụng phổ biền nhất là các lõi lọc nước RO công nghiệp để lọc nước tinh khiết. Nước sau khi qua lõi lọc RO có khả năng loại bỏ 99,99% chất rắn hòa tan, các chất độc hại, đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp của Bộ Y tế.
Màng lọc RO được xem là trái tim của máy lọc nước ro công nghiệp. Ngoài ra các hệ thống lọc nước công nghiệp khác cũng sử dụng màng lọc UF công nghiệp hoặc thiết bị EDI, ứng dụng trong một số lĩnh vực đặc thù.
4. Hệ thống khử khuẩn: Sử dụng Đèn UV hoặc Máy Ozone
Tác dụng diệt vi khuẩn có trong nguồn nước, chống tái khuẩn trong quá trình sử dụng.
5. Hệ thống điều khiển
Gồm các công tác điều khiển, vận hành và các thiết bị, đồng hồ đo lường chất lượng nước trước và sau lọc. Công tác, đèn tính hiệu cảnh bào khi có sự cố.
Nguồn tham khảo: https://dienmayviteko.com/he-thong-loc-nuoc-cong-nghiep
Xem thêm:
Comments